Thông số biến tần thường được sắp xếp theo nhóm chức năng.
Được hiển thị dưới 2 định dạng:
- Quick Setup
- Full Setup
Các thông số có thể được cài đặt theo 2 cách:
- Thao tác trên bàn phím của biến tần
- Thông qua cổng truyền thông RS485
1. Thông số cơ bản biến tần VFD-C2000: (Quick Setup)
• Nguồn của tần số chính (00-20)
• Nguồn hoạt động (00-21)
• Phương pháp dừng (00-22)
• Tần số hoạt động cực đại (01-00)
• Thời gian tăng tốc (01-12)
• Thời gian giảm tốc (01-13)
2. Nhóm thông số biến tần VFD-C2000: (Full Setup)
• Nhóm 0: thông số điều khiển
• Nhóm 1: thông số cơ bản
• Nhóm 2: thông số ngõ vào/ngõ ra số
• Nhóm 3: thông số ngõ vào/ngõ ra tương tự
• Nhóm 4: thông số chạy đa cấp tốc độ
• Nhóm 5: thông số động cơ
• Nhóm 6: thông số bảo vệ
• Nhóm 7: thông số đặc biệt
• Nhóm 8: thông số PID, chức năng cao cấp
• Nhóm 9: thông số truyền thông
• Nhóm 10: thông số hồi tiếp tốc độ
• Nhóm 11: thông số điều khiển cao cấp
Biến tần được gọi là bộ điều khiển đông cơ xoay chiều, là thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ và moment xoắn của động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ
Biến tần thường được điều khiển qua các cách cơ bản như: - Điều khiển qua Panel trên biến tần - Điều khiển qua PLC hoặc mạch ON/OFF bên ngoài - Điều khiển qua HMI hoặc mạng truyền thông công nghiệp
Các phụ kiện biến tần cơ bản bao gồm: - Bộ kháng điện xoay chiều (AC Reactor) - Bộ kháng điện một chiều (DC Reactor) - Điện trở hãm (Braking Resistor)
Sử dụng chức năng PLC tích hợp trong biến tần sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, nhân công lắp đặt, không gian lắp đặt... Chức năng hoạt động, upload, download, giám sát dữ liệu thực hiện như đối với PLC độc lập.
Tải có quán tính lớn: là loại tải có đường đặc tuyến moment và công suất tăng đồng thời theo tốc độ. Loại tải này thường thấy ở các hệ thống bơm, quạt, máy ly tâm…
Một số lưu ý khi đấu nối dây cho biến tần cần nắm.
Copyright © 2020 Bản Quyền Thuộc Về CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA I.S.C Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 7 | Tổng Người Online : 591814