Tải có quán tính lớn: là loại tải có đường đặc tuyến moment và công suất tăng đồng thời theo tốc độ. Loại tải này thường thấy ở các hệ thống bơm, quạt, máy ly tâm…
Đối với các loại tải quán tính lớn cần chú ý đến các vấn đề sau
- Cài đặt thời gian tăng tốc phù hợp, để biến tần có đủ thời gian khởi động tải một cách trơn tru, tránh tình trạng quá dòng khi khởi động.
- Cài đặt thời gian giảm tốc phù hợp, tránh tình trạng quá áp gây hư hỏng biến tần.
Thời gian tăng tốc/giảm tốc phụ thuộc vào đường đặc tính và quán tính tải của hệ thống. Việc cài đặt không phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ nổ biến tần cao.
- Cài đặt biến tần ở chế độ dừng tự do: khi có lệnh STOP, biến tần sẽ ngắt tức thì điện áp ngõ ra, lúc này motor sẽ chạy tự do và dừng theo quán tính.
- Cần phải gắn thêm điện trở xã hoặc bộ Braking Unit (tuỳ model và công suất của biến tần). Các Option này có tác dụng xã hết các điện áp tái sinh từ motor. Bởi vì lúc này, các motor đóng vai trò như một máy phát sẽ đưa một lượng điện áp rất lớn về biến tần và gây ra hiện tượng tăng vọt trên DC bus làm nổ biến tấn.
- Tuyệt đối không được đóng ngắt biến tần liên tục trong thời gian ngắn. Vì khi nhấn RUN trong lúc tải còn quán tính chưa dừng hẳn, lúc đó biến tần xuất ra từ tần số 0Hz gây ra hiện tượng gì tải sẽ dẫn đến hư hỏng.
- Biến tần Delta có hỗ trợ chức năng “Dò tìm tốc độ trong suốt quá trình khởi động”. Thông số này được sử dụng để dừng và khởi động motor có quán tính lớn. Đối với motor có quán tính lớn, cần phải mất 2 ~ 5 phút thì motor mới dừng hẳn. Bằng cách cài đặt thông số này, người sử dụng không cần phải đợi motor dừng hẳn trước khi khởi động lại biến tần. Có 3 lựa chọn dò tìm tần số khởi động là:
+ Dò tìm tốc độ từ tần số cực đại
+ Dò tìm tốc độ từ tần số khởi động
+ Dò tìm tốc độ từ tần số cực tiểu.
- Ngoài ra, nếu kết hợp PG card và encoder được sử dụng với biến tần và motor, tốc độ dò tìm sẽ bắt đầu là tốc độ được phát hiện bởi encoder và tăng tốc một cách nhanh chóng để đạt đến tần số điều khiển. Đây là phương pháp tối ưu nhất.
Biến tần thường được điều khiển qua các cách cơ bản như: - Điều khiển qua Panel trên biến tần - Điều khiển qua PLC hoặc mạch ON/OFF bên ngoài - Điều khiển qua HMI hoặc mạng truyền thông công nghiệp
Biến tần được gọi là bộ điều khiển đông cơ xoay chiều, là thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ và moment xoắn của động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ
Các phụ kiện biến tần cơ bản bao gồm: - Bộ kháng điện xoay chiều (AC Reactor) - Bộ kháng điện một chiều (DC Reactor) - Điện trở hãm (Braking Resistor)
Biến tần tích hợp chức năng PLC rất hữu ích trong các hệ thống điều khiển đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nhân công kết nối, và đơn giản hóa hệ thống điều khiển.
Một số lưu ý khi đấu nối dây cho biến tần cần nắm.
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi tác động lên biến tần như: nhiệt độ, môi trường lắp đặt, tải hoạt động, vận hành, .... Nên có nhiều lỗi xảy ra ở biến tần. Sau đây là các lỗi phổ biến thường xảy ra của biến tần được mô tả bên dưới:
Thông số biến tần thường được sắp xếp theo nhóm chức năng. Được hiển thị dưới 2 định dạng: - Quick Setup - Full Setup Các thông số có thể được cài đặt theo 2 cách: - Thao tác trên bàn phím của biến tần - Thông qua cổng truyền thông RS485
Copyright © 2020 Bản Quyền Thuộc Về CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA I.S.C Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 12 | Tổng Người Online : 599590