Một số lưu ý khi đấu nối dây cho biến tần cần nắm.
Các tiếp điểm công suất (R/L1, S/L2, T/L3):
▪ Kết nối các tiếp điểm (R/L1, S/L2, T/L3) với CB hoặc thiết bị đóng cắt tới nguồn AC 3 phase (một vài model kết nối với nguồn AC 1 phase) để bảo vệ mạch. Không cần thiết cân nhắc thứ tự các pha khi kết nối.
▪ Khuyến cáo nên thêm vào contactor (MC) ở ngõ vào công suất để ngắt nguồn tức thì và làm giảm sự cố khi sử dụng chức năng bảo vệ của biến tần. 2 chân nguồn của MC nên có mạch RC để giảm điện áp cao do chuyển mạch.
▪ Không được run/stop biến tần bằng việc đóng/mở nguồn. Điều khiển chạy run/stop biến tần bởi lệnh RUN/STOP trên cực điều khiển hoặc bàn phím.
▪ Không kết nối biến tần model 3 phase với nguồn 1 phase.
Các tiếp điểm ngõ ra điều khiển (U, V, W):
▪ Khi cực ngõ ra biến tần U/T1, V/T2 , W/T3 được kết nối với cực U/T1, V/T2, W/T3 của motor theo thứ tự định sẵn, motor sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ (được nhìn từ phía cuối trục của motor) khi mà lệnh hoạt động forward nhận được. Để đảo chiều quay của motor, chuyển đổi giữa bất kỳ 2 đầu ra của motor.
▪ Không được kết nối tụ bù hoặc mạch giảm sóc biên độ tại ngõ ra của biến tần.
▪ Với chiều dài dây lớn, việc đóng ngắt dòng ở mật độ cao có thể là nguyên nhân báo quá dòng, dòng rò cao hoặc thấp hơn dòng ngõ ra thực tế. Để ngăn ngừa, chiều dài cable motor nên nhỏ hơn 20m cho model 3,7 kW và thấp hơn. Và nên nhỏ hơn 50m cho model 5,5kW và lớn hơn. Để dùng cable dài nên dùng một cuộn kháng ngõ ra AC.
▪ Dùng một motor cách ly tốt, phù hợp cho hoạt động biến tần.
▪ Để cải thiện hệ số công suất và giảm hài, kết nối một DC reactor giữa 2 cực [+1, +2]. Vui lòng tháo bỏ jumper trước khi kết nối DC reactor.
Chú ý: Model 15kw hoặc lớn hơn đã được tích hợp DC reactor.
▪ Kết nối một điện trở hãm hoặc bộ phận hãm trong ứng dụng thường xuyên giảm tốc theo đường dốc, thời gian giảm tốc ngắn, lực hãm nhỏ hoặc yêu cầu tăng lực hãm.
▪ Nếu biến tần có tích hợp phần đóng ngắt thắng (ở tất cả model 11kw hoặc nhỏ hơn), kết nối điện trở hãm bên ngoài tại cực [+2/B1, B2].
▪ Model 15kw hoặc lớn hơn không có tích hợp phần đóng ngắt thắng. Vui lòng kết nối bộ phận thắng tùy chọn (VFDB-series) và điện trở hãm. Xem hướng dẫn sử dụng VFDB series để biết thêm chi tiết.
▪ Kết nối cực [+(P), -(N)] của bộ phận thắng tới cực [+2(+2/B1), (-)] của biến tần. Chiều dài của dây nên nhỏ hơn 5m với cáp xoắn.
▪ Khi không dùng, vui lòng để hở cực [+2/B1, -].
○ Cảnh báo:
▪ Việc ngắn mạch [B2] hoặc [-] với [+2/B1] có thể gây nguy hiểm cho biến tần.
Các tiếp điểm nối đất:
▪ Chắc rằng các tiếp điểm được nối đúng đắn và biến tần được nối đất phù hợp. (Điện trở đất không nên vượt quá 100 ohm)
▪ Nối đất phải tuân theo qui cách hệ thống nguồn lắp đặt và giữ điện trở tiếp đất ở mức nhỏ nhất có thể.
▪ Nhiều VFD-B có thể lắp đặt tại một địa điểm. Tất cả mỗi đơn vị nên được nối đất trực tiếp với cực đất chung, được trình bày như hình bên dưới. Chắc rằng không có vòng lặp nối đất nào.
Chân ngõ vào analog (AVI, ACI, AUI, ACM):
▪ Tín hiệu ngõ vào analog thì rất dễ bị tác động bởi nhiễu bên ngoài. Dùng dây bọc thép và khoảng cách ngắn có thể (<20m) kết hợp với nối đất. Nếu nhiễu do cảm ứng, kết nối vỏ bọc giáp tới chân ACM có thể được cải tiến.
▪ Nếu tín hiệu ngõ vào analog dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ biến tần, vui lòng kết nối một cái tụ và lõi ferrite theo như sơ đồ
Chân ngõ vào số (FWD, REV, JOG, EF, TRG, MI1 ~ MI6, DCM)
▪ Khi dùng tiếp điểm hoặc mạch đóng mở ở ngõ vào điều khiển số, vui lòng dùng linh kiện tốt để tránh xa tiếp xúc không tốt.
Chân ngõ ra số (MO1, MO2, MO3, MCM):
▪ Đảm bảo kết nối ngõ ra số đúng chiều cực tính, kết nối dây theo sơ đồ.
▪ Khi kết nối relay với ngõ ra số, cần kết nối một mạch giảm sóc điện áp hoặc diode ngược với cực tính cuộn dây.
Tổng quát:
▪ Giữ dây điều khiển xa vị trí dây công suất và đặt bên trong cáp điện riêng biệt để tránh hiện tượng giao thoa.
▪ Dây điểu khiển biến tần nên được lắp đặt đúng đắn và không chạm vào bất kỳ dây công suất hoặc các cực.
Chú thích:
▪ Nếu một bộ lọc đòi hỏi giảm EMI (Electro Magnetic Interference), lắp đặt nó ở vị trí bên trong biến tần. EMI cũng có thể được giảm bởi việc hạ thấp tần số sóng mang.
▪ Khi dùng GFCI (mạch ngắt dòng rò đất), chọn một sensor dòng với độ nhạy 200mA, và thời gian phát hiện không nhỏ hơn 0.1s để tránh việc ảnh hưởng đến quá trình trip. Về thông số kỹ thuật GFCI cho biến tần, vui lòng chọn sensor dòng với độ nhạy 30mA hoặc hơn.
Sử dụng chức năng PLC tích hợp trong biến tần sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, nhân công lắp đặt, không gian lắp đặt... Chức năng hoạt động, upload, download, giám sát dữ liệu thực hiện như đối với PLC độc lập.
Biến tần được gọi là bộ điều khiển đông cơ xoay chiều, là thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ và moment xoắn của động cơ không đồng bộ và động cơ đồng bộ
Thông số biến tần thường được sắp xếp theo nhóm chức năng. Được hiển thị dưới 2 định dạng: - Quick Setup - Full Setup Các thông số có thể được cài đặt theo 2 cách: - Thao tác trên bàn phím của biến tần - Thông qua cổng truyền thông RS485
Các phụ kiện biến tần cơ bản bao gồm: - Bộ kháng điện xoay chiều (AC Reactor) - Bộ kháng điện một chiều (DC Reactor) - Điện trở hãm (Braking Resistor)
Biến tần tích hợp chức năng PLC rất hữu ích trong các hệ thống điều khiển đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nhân công kết nối, và đơn giản hóa hệ thống điều khiển.
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi tác động lên biến tần như: nhiệt độ, môi trường lắp đặt, tải hoạt động, vận hành, .... Nên có nhiều lỗi xảy ra ở biến tần. Sau đây là các lỗi phổ biến thường xảy ra của biến tần được mô tả bên dưới:
Tải có quán tính lớn: là loại tải có đường đặc tuyến moment và công suất tăng đồng thời theo tốc độ. Loại tải này thường thấy ở các hệ thống bơm, quạt, máy ly tâm…
Copyright © 2020 Bản Quyền Thuộc Về CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA I.S.C Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam
Đang Online: 9 | Tổng Người Online : 599585